Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog

Các bệnh xã hội thường gặp ở nam giới và phụ nữ như sùi mào gà, giang mai, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục...

Các bệnh xã hội

Bệnh sùi mào gà là gì? Nguyên nhân dấu hiệu cách chữa phòng tránh, tác hại, hình ảnh

Bệnh sùi mào gà là gì? Virus HPV là nguyên nhân sùi mào gà ở nam và nữ giới. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà từ 3 tuần đến 9 tháng, đe dọa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bằng phương pháp hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu bệnh sùi mào gà là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa, hình ảnh và phòng tránh bệnh sùi mào gà trong phần dưới đây.

  1. Các bệnh xã hội thường gặp

Bệnh sùi mào gà là gì?

Mỗi năm, nước ta có đến 1-2 triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Riêng bệnh sùi mào gà, trung bình mỗi năm có đến 10% bệnh nhân mắc mới mỗi năm, tập trung chủ yếu là 15-49 tuổi.

Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra. Có khoảng 100 type HPV nhưng chỉ khoảng 20-30 type dẫn đến sùi mào gà.

Khi vào cơ thể, virus HPV sẽ tồn tại suốt đời nên người bệnh cần phải chấp nhận sống chung với bệnh sùi mào gà, khi hệ miễn dịch suy yếu thì sùi mào gà có khả năng tái phát cao.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Theo các nghiên cứ cho thấy thường các nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus HPV xâm nhập qua các niêm mạc da hở trong quan hệ tình dục không an toàn, qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc qua các dụng cụ y tế không được tiệt trùng, tiệt khuẩn cẩn thận…

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà phổ biến và nhanh nhất. Bạn có nguy cơ cao nhiễm bệnh sùi mào gà nếu bạn quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với đối tác nhiễm bệnh dù bằng đường sinh dục, hậu môn hay đường miệng.

Lây truyền từ mẹ sang con

Chị em bị sùi mào gà trong thời kỳ mang thai hoặc đã bị từ trước đó nhưng không phát hiện thì khả năng lây truyền bệnh cho con là rất lớn.

Thai nhi có thể nhiễm virus gây bệnh sùi mào gà thông qua cuống rốn, nước ối hoặc lúc chuyển dạ ra ngoài có tiếp xúc với máu và dịch sản tại âm đạo, cổ tử cung của mẹ cũng sẽ mắc bệnh.

Bị bệnh sùi mào gà từ truyền máu

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà có thể là từ 3 tuần đến 9 tháng. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân không có bất kì biểu hiện, triệu chứng của bệnh sùi mào gà nên không biết mình nhiễm bệnh. Nếu vô tình truyền máu cho người khác thì người nhận máu sẽ nhiễm virus sùi mào gà.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà gián tiếp

Việc dùng chung vật dụng cá nhân như đồ lót, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tay nắm cửa… hoặc các tiếp xúc thân mật như ôm, hôn với người mắc bệnh có thể khiến cho virus sùi mào gà khu trú trong dịch nhờn, máu mủ của người bệnh lây truyền sang cơ thể khác và gây bệnh sùi mào gà.

Bệnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới thường có những biểu hiện không giống nhau hoàn toàn trên cơ thể. Đối với nam giới bệnh thường có những dấu hiệu rõ ràng hơn so với nữ giới nên việc điều trị sùi mào gà ở nam giới thường nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. Còn ở nữ giới dấu hiệu bệnh sùi mào gà diễn ra âm thầm chỉ khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì bệnh mới được phát hiện gây khó khăn cho việc điều trị.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới và phụ nữ

Sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng, và bắt đầu xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh đó là:

Xuất hiện các nốt mụn, u nhú như gai có màu hồng, có chân hoặc có cuống tại thân dương vật, không gây cho người bệnh cảm giác đau, ngứa ngáy. Sau một thời gian các nốt sùi bắt đầu phát triển lớn hơn và liên kết lại với nhau thành từng mảng lớn như mào gà, súp lơ.

Các nốt sùi sẽ lan ra các vùng xung quanh bộ phận sinh dục như vùng dưới bìu, lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn, lỗ sáo, bao quy đầu.

Nốt sùi thường ẩm ướt, có mủ chảy ra khi dùng tay ấn vào, dễ chảy máu có mùi hôi tanh.

Việc nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giới thường khó hơn so với nam giới do cơ quan sinh dục nữ giới phục tạp hơn, từ đó gây khó khăn cho việc điều trị, một số dấu hiệu bệnh sùi mào gà phổ biến ở nữ giới đó là:

Tại môi lớn, môi bé, âm đạo, khu vực âm hộ, quanh hậu môn, lỗ tiểu của nữ giới sẽ xuất hiện các u nhú có màu hồng tươi hoặc trắng đục, đặc điểm của các nốt sùi này thường mềm, mọc thành từng mảng như súp lơ, không gây đau, ngứa.

Khi quan hệ tình dục và các nốt sùi có sự cọ xát sẽ khiến các nốt sùi vỡ ra gây chảy máu, nguy cơ tổn thương nhiễm trùng cao.

Một số triệu chứng khác kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi, sút cân, cảm giác mệt mỏi, ham muốn tình dục suy giảm, đau khi quan hệ.

Bệnh sùi mào gà ngoài xuất hiện tại cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới thì bệnh sùi mào gà còn thể xuất hiện tại miệng nếu lây nhiễm qua hình thức quan hệ bằng miệng, và thường gây nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng, do đó người bệnh cần chú ý tới đặc điểm của bệnh sùi mào gà ở miệng.

Cách điều trị sùi mào gà hiện đại, hiệu quả

Bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh sùi mào gà thông qua các biểu hiện sùi mào gà lâm sàng. Riêng với chị em mắc bệnh sùi mào gà, cần tiến hành thêm xét nghiệm chức năng để tầm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung đi kèm.

Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xác định vùng nhiễm bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh sùi mào gà trước khi đưa ra phác đồ điều trị sùi mào gà phù hợp.

Các biện pháp điều trị sùi mào gà bao gồm:

Trường hợp áp dụng: Bệnh nhân bị mụn sùi mào gà nhỏ, mọc độc lập ở bên ngoài niêm mạc da như ngoài khoang miệng, ngoài lỗ hậu môn, ngoài âm đạo… thì có thể dùng thuốc điều trị sùi mào gà.

Thuốc chữa bệnh sùi mào gà có thể làm mụn sùi bị tróc và trầy đi, có thể gây ra tổn thương lớn cho niêm mạc da nên chị em bị bệnh sùi mào gà không thể bôi thuốc vào bên trong niệu đạo hoặc lỗ hậu môn.

Để dùng thuốc điều trị sùi mào gà hiệu quả, chị em tuyệt đối phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, hạn chế tác dụng phụ của thuốc và những tổn thương không đáng có.

Điều trị sùi mào gà bằng các biện pháp vật lý trị liệu

Đốt điện, áp lạnh, đốt laser… là các biện pháp vật lý trị liệu, có thể xử lý được nốt sùi mào gà lớn, đã nhô lên hẳn bề mặt da

  • Đốt điện: Đốt nóng dòng diện cao tần để loại bỏ các u sùi mào gà trên da. Mụn sùi mào gà khó tái phát, tuy nhiên, tổn thương phục hồi chậm, dễ bị viêm nhiễm, yêu cầu bác sĩ có trình độ cao.
  • Áp lạnh bằng nitơ lỏng: Ni tơ lỏng hoặc cacbondioxit để đông lạnh các tế bào sùi mào gà, chúng phù nề rồi chết dần, rơi ra sau 7-10 ngày. Áp lạnh phù hợp với bệnh sùi mào gà nhẹ, có thể gây đau và chữa khỏi 70% trường hợp mắc bệnh.
  • Đốt laser: Ưu điểm của phương pháp đốt sùi mào gà bằng laser là loại bỏ triệt để mụn sùi mào gà to, mọc độc lập trên da, tuy nhiên, gây tổn thương lớn, dễ gây sẹo, không phù hợp đốt sùi mào gà ở dây phanh hãm bao quy đầu, do có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của phái nam.
Điều trị sùi mào gà bằng ALA-PDT

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu ALA-PDT có khả năng khoanh vùng bệnh chính xác, loại bỏ các mô bệnh và khống chế virus HPV triệt để, ngăn chặn tổn thương sùi mào gà lan sang các vùng da lân cận.

Hiện tại, có nhiều các phòng khám tư nhân và các bệnh viện đã và đang ứng dụng ALA – PDT trong điều trị sùi mào gà cho hiệu quả điều trị rõ rệt sau 8 tiếng điều trị, mụn sùi mào gà biến mất chỉ trong 3 ngày.

Lưu ý: Điều trị sùi mào gà là quá trình điều trị dài, bệnh dễ tái phát đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân.

Bệnh nhân phải định kỳ thăm khám trung bình từ 2-3 lần một tuần, liên tục trong vài tháng và không được bỏ dở lộ trình điều trị nửa chừng vì có thể khiến cho hiệu quả điều trị giảm, bệnh có thể trở nên nặng hơn, tốn kém hơn nếu bắt đầu điều trị lại.

Phòng bệnh sùi mào gà và ngăn ngừa sùi mào gà tái phát như thế nào?

Hiện nay, y học chưa có thuốc đặc trị sùi mào gà nên biện pháp phòng bệnh sùi mào gà chiếm vai trò quan trọng.

Để phòng tránh bệnh sùi mào gà ở nam và nữ, các bạn cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà tốt nhất là tiêm vắc xin ngừa HPV cho nam và nữ dưới 26 tuổi, vắc xin cho hiệu quả cao với những người chưa từng quan hệ tình dục.

  • Quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ chung thủy với một bạn tình duy nhất hoặc nếu không, phải luôn mang bao cao su khi quan hệ.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là những vật dụng hàng ngày như bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt, kem đánh răng…
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, đặc biệt là vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ: Thăm khám bác sĩ ít nhất là 1 năm một lần khi chưa mắc bệnh sùi mào gà để phát hiện bệnh sớm.
  • Tăng cường tập luyện thể thao: Tập luyện thể thao nhằm giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa bệnh sùi mào gà tái phát.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng chất kích thích… để bảo đảm rằng HPV nếu có xâm nhập vào cơ thể cũng bị ức chế.

Tác hại của bệnh sùi mào gà

Nếu không được trị bệnh, các triệu chứng của bệnh sùi mào gà sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt của người bệnh.

- Ngoài ra, người mắc bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị còn có thể dễ dàng lây truyền sang cho vợ (bạn tình) khi có quan hệ tình dục không an toàn, bệnh cũng có thể lây sang cho những người xung quanh nếu có tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh.

- Tổn thương sùi mào gà nếu xuất hiện tại bộ phận sinh dục sẽ là cơ hội cho viêm nhiễm phát triển ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và làm tăng nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn.

- Người mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch, là cơ hội cho các vi khuẩn, mầm bệnh khác xâm nhập, gây bệnh, đặc biệt là bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, lậu, giang mai…

- Bên cạnh đó, sùi mào gà nếu không được chữa bệnh còn có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung (nữ), ung thư dương vật (nam), ung thư vòm họng, miệng (nếu nhiễm virus HPV typ 16, 18)…

- Phụ nữ mang thai nếu nhiễm bệnh sùi mào gà mà không được điều trị có thể gây ảnh hưởng tới sự chuyển biến của thai kỳ, tăng nguy cơ gây sảy thai, đẻ non và có khả năng lây bệnh sang cho con khi sinh thường, ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ (gây bệnh lý đường hô hấp, u nhú thanh quản).

Bệnh nhân có biểu hiện bị bệnh sùi mào gà hoặc ngay khi có quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng có khả năng mắc bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để đươc thăm khám và chữa trị kịp thời tránh những tác hại ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt.

Bệnh sùi mào gà có chữa được không

Sùi mào gà do virus HPV gây nên, và hiện nay vẫn chưa có loại thuốc hoặc phương pháp đặc trị nào có thể tiêu diệt được virus này.

Hiện nay các phương pháp điều trị sùi mào gà chỉ phá hủy được những tổn thương do sùi mào gà ở trên bề mặt da chứ không thể tiêu diệt được hoàn toàn virus HPV

Nếu những trường hợp sùi mào gà đã phát triển lớn thì cần phải dùng sự can thiệp của các kĩ thuật tiên tiến hiện đại.

Các hình ảnh bệnh sùi mào gà

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe: